Một trong những điều khiến chúng ta cảm thấy ngạc nhiên, khi lần đầu tiên nhìn thấy một cuốn sách cổ từ thế kỷ 15 hoặc 16, đó là các trang giấy vẫn thật trắng làm sao.
Khi nhắc đến sách cổ, chúng ta thường nghĩ ngay đến những cuốn sách đặc trưng thời Victoria với các trang giấy giòn và vàng ố. Những cuốn sách in từ trước năm 1500 mà lại có các trang giấy trông quá trắng sạch thường sẽ nhanh chóng bị kết luận là “hàng giả”. Nhưng có lẽ, chúng ta không biết rằng, đó là do sự khác biệt rất rõ ràng giữa giấy sợi bông (cotton) làm từ vải vụn và giấy bột gỗ.
Sợi bông (cotton): Loại xơ sợi tốt nhất và lâu đời nhất
Vào thế kỷ 15, giấy cotton là sự thay thế tiêu chuẩn cho những tấm giấy làm bằng da. Mặc dù việc sản xuất giấy cotton vẫn còn đắt tiền, nhưng so với giấy da (vốn được làm từ da non của động vật) thì số lượng sợi cotton sẵn có vẫn nhiều hơn và tạo điều kiện cho việc sản xuất sách ngày càng lớn.
Giấy cotton vốn được gọi là giấy rách. Vì đúng theo nghĩa đen, nó hoàn toàn được làm từ những miếng giẻ bông vụn. Giả thuyết cho rằng, giấy cotton được thực hiện nhờ vào sự phát minh và sự phổ biến của bánh xe kéo sợi, vốn đã tạo nên sự phong phú chưa từng thấy của nguồn tài nguyên cũng như phế thải trong ngành dệt. Vải vụn lúc này sẽ được tái chế bởi các nhà máy giấy. Việc sản xuất giấy cotton rất tốn công. Các nhà máy giấy sẽ nghiền những tấm giẻ cũ với nước và biến chúng thành bột giấy. Sau đó tái tạo các sợi bông thành giấy bằng khuôn dây. Giấy cotton đã từng được sử dụng ít nhất là cho đến năm 1276 ở Ý, nhưng nó vẫn không ưa chuộng bằng giấy da mãi cho đến thế kỷ 15, với sự phát triển của loại hình in ấn di động (movable type printing).
Mặc dù việc nghiền giẻ bông thành bột giấy và đúc sợi bông thành các tờ giấy cũng được hỗ trợ bởi các quy trình sản xuất giấy cơ học, thì nó vẫn đòi hỏi sự tương tác của con người ở mọi bước. Không cần bất kỳ chất kết dính nào để sản xuất ra sợi bông. Các sợi bông có thể tự dính lại với nhau trong quy trình sản xuất giấy truyền thống. Do không có hóa chất nên khả năng xảy ra các phản ứng hóa học như oxy hóa ảnh hưởng tiêu cực đến giấy được giảm đi rất nhiều. Hơn nữa, vì không có lignin trong bông, nên giấy cotton có khả năng chống phai và chống ố vàng rất cao. Đó là lý do những cuốn sách cổ được xử lý tốt từ 500 năm trước có thể vẫn còn trong tình trạng gần như hoàn hảo cho đến ngày nay.
Một số sản phẩm từ giấy cotton
Vào thế kỷ 19, sự ra đời của giấy bột gỗ đã nhanh chóng thay thế giấy sợi cotton để dự trữ bông cho các dự án đặc biệt và các tài liệu quan trọng (thường là các văn bản pháp lý, hành chính). Đã có một sự hồi sinh của giấy cotton trong phong trào in ấn độc lập và nhỏ. Giấy cotton lúc đó trở thành sự lựa chọn tiêu chuẩn cho nhiều máy in letterpress, chủ yếu là bởi sự thanh lịch, mềm mại nhẹ nhàng và khả năng gây ấn tượng sâu sắc hơn so với giấy bột gỗ. Tuy nhiên, chính vì không có hóa chất hoặc lignin trong giấy cotton, nên mọi thứ được sản xuất trên tờ giấy này có khả năng tồn tại trong nhiều thế kỷ sau đó, giống như giẻ bông từ thế kỷ 15 cũng đã tồn tại rất tuyệt vời cho đến ngày nay.
Bột gỗ: Sự phát triển mang tính cách mạng
Mặc dù giấy cotton vượt trội về nhiều mặt, nhưng ý nghĩa lịch sử và ứng dụng thực tế của giấy từ bột gỗ cũng cực kỳ quan trọng. Giấy từ bột gỗ là loại giấy quen thuộc nhất với thế giới hiện đại và là yếu tố cấu thành 99,99% sách và tài liệu ngày nay, với giá cả cực kỳ phải chăng.
Giấy từ bột gỗ chỉ là một trong số những tiến bộ công nghệ tạo điều kiện cho sự gia tăng mới trong quá trình dân chủ hóa chữ viết và chữ in của xã hội phương Tây. Bên cạnh máy in quay, bút máy và bút chì, giấy bột gỗ đã cách mạng hóa công nghệ thông tin và truyền thông, kích hoạt các mặt hàng đại chúng giá rẻ như tạp chí, báo, tiểu thuyết bìa mềm… Những đóng góp này thực sự có ý nghĩa hơn nhiều so với sự phát triển của giấy cotton.
Tuy nhiên, chất lượng giấy bột gỗ thấp hơn đáng kể so với bông. Quy trình sản xuất nguyên gốc đã sử dụng phèn để tạo ra các loại giấy có tính axit cao. Nên loại giấy này sẽ dần tan rã theo thời gian trong một quy trình gọi là đốt cháy chậm. Mặc dù giấy không chứa axit (acid free paper) cuối cùng đã được phát triển (và trở thành tiêu chuẩn sản xuất giấy ngày nay), thì trong quy trình sản xuất giấy vẫn còn nhiều công đoạn cần đến các hỗn hợp hóa học mà hiệu ứng của chúng vẫn còn quá sớm để có thể bàn luận.
Màu vàng mà mọi người thường thấy từ những cuốn sách cũ là đặc điểm nổi bật của giấy bột gỗ, và nó là kết quả của chất lignin. Lignin là một phần không thể thiếu trong gỗ và làm nên chất gỗ. Khi lignin tiếp xúc với môi trường, quá trình oxy hóa khiến nó mất ổn định và hấp thụ nhiều ánh sáng hơn, thực tế là nó chuyển sang màu vàng. Mặc dù có thể bảo quản giấy bột gỗ bằng cách giữ nó hoàn toàn không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Nhưng khoảng thời gian rất ngắn tiếp xúc cũng đủ để lignin bắt đầu quá trình oxy hóa mà không thể đảo ngược.
Những cuốn sách cũ có giấy làm từ bột gỗ
Dù giấy cotton thực sự vượt trội, nhưng giấy bột gỗ vẫn rất quan trọng
Mặc dù giấy cotton vượt trội về nhiều mặt, giấy bột gỗ vẫn cực kỳ có ý nghĩa đối với lịch sử ngành in và làm sách. Và nó cũng hữu ích trong nhiều cách mà giấy cotton không đáp ứng được. Nhưng về cơ bản nó kém hơn về chất lượng và tuổi thọ. Phải thật cẩn thận với những cuốn sách được in trong 200 năm qua trên giấy bột gỗ. Vì chúng giòn, dễ bị phá hủy, dễ bị oxy hóa và tan rã vĩnh viễn. Đối với những nhà sưu tập coi trọng thẩm mỹ hơn bất cứ thứ gì khác, thì không có gì tuyệt vời hơn màu trắng sạch sẽ, khỏe mạnh của giấy cotton nguyên chất, dù đó có là ấn phẩm 500 tuổi hay ấn phẩm đương đại đi nữa.