In offset và in laser kỹ thuật số là những phương pháp gần như được sử dụng nhiều nhất trong in ấn hiện nay. Hai kỹ thuật in này đều độc đáo theo cách riêng và vượt trội ở một vài khía cạnh nào đó. Nhưng cả in offset và in laser kỹ thuật số đều có những ảnh hưởng nhất định đến môi trường và tạo ra khí thải CO2. Nhìn chung, 2 phương pháp in ấn này cho ra một lượng rác thải công nghiệp là giấy vụn (từ việc cắt giấy), hoặc bao bì, nhãn mác của các loại mực in, các loại vật liệu phục vụ công việc in ấn… Tuy nhiên, xét về tính chất thì 2 phương pháp này có những loại chất thải khác nhau, cụ thể hãy cùng phân tích:
Phát thải VOC:
Phát thải VOC (hay còn gọi các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi) là các nguyên tố có trong mực in, vốn sẽ giải phóng nhiều loại khí nguy hiểm trong quá trình phản ứng hóa học. Thực chất, lượng khí thải trong cả in offset và in kỹ thuật số đều thấp hơn mức phát thải theo quy định cho phép. Tức, có thể nói VOC trong ngành in không gây rủi ro đến sức khỏe của các công nhân in hay nhân viên kỹ thuật. Tuy nhiên, in offset phát ra hơn 80% lượng khí thải VOC so với in kỹ thuật số khi được sử dụng trong thời gian dài. Nhưng nếu so sánh ở một khối lượng in ấn lớn hơn thì in offset cũng tạo ra chất thải ít hơn và phát ra ít VOC hơn.
Rác thải công nghiệp:
Lượng giấy sử dụng trong in offset thường cao hơn so với in kỹ thuật số. Thông thường, khi in offset, người ta thường tính thừa giấy khoảng 200 tờ in để bù hao cho những sai sót xảy ra trong quá trình thiết lập máy, hoặc khi màu in chưa chuẩn. Do đó, lượng giấy thải ra môi trường cũng nhiều hơn đáng kể so với in kỹ thuật số.
Máy in kỹ thuật số thường chạy với hiệu quả mực in 100%. Điều quan trọng cần lưu ý là mặc dù chạy với hiệu suất 100%, in kỹ thuật số vẫn thường tiêu thụ lượng mực in nhiều hơn. Ngoài ra, mực in màu vàng được sử dụng để hiệu chỉnh lại máy sau khi kẹt giấy, đây là một vấn đề phổ biến trong in kỹ thuật số.
Trong khi đó, quá trình xưởng in offset hoạt động có phát sinh các nguồn ô nhiễm:
- Nước thải của quá trình tráng, rửa kẽm; nước thải mực in từ quá trình rửa máy móc…
- Chất thải nguy hại khác như mực in, hộp mực in, các hóa chất sử dụng trong quá trình in ấn…
Do vậy, hiện nay, nhiều giải pháp được đưa ra nhằm giảm lượng chất ô nhiễm trước khi dùng công nghệ để xử lý, như:
- Phân loại các dòng nước thải riêng biệt để thuận tiện cho xử lý.
- Sử dụng mực in thân thiện với môi trường.
- In từng màu riêng biệt hoặc dùng mực in đặc biệt để giảm số lần rửa lô cho mỗi lần in.
- Rửa mực chỉ khi thay màu hoặc khi có sự cố mực bị khô.
- Dùng những chất tẩy rửa không có dung môi độc hại như xà phòng hoặc các chất tẩy rửa có thể dùng lại nhiều lần.
Mọi hoạt động sản xuất công nghiệp đều ít nhiều gây ảnh hưởng đến môi trường. Thật khó để đòi hỏi một hoạt động sản xuất hoàn toàn không gây hại. Tuy nhiên, việc lựa chọn đúng phương pháp in ấn cho từng dự án có khối lượng khác nhau; cũng như lựa chọn phương thức sản xuất kinh doanh góp phần cải tạo, duy trì sự phát triển của tự nhiên sẽ giúp chúng ta cùng nhau phát triển lâu dài và bền vững hơn. Đó cũng là mục tiêu mà nhiều doanh nghiệp hiện nay đang hướng đến, nhằm thể hiện ý thức trách nhiệm của họ với cộng đồng xã hội.