Giá trị tinh thần của một tấm bằng tốt nghiệp
Ngày nay, ngành giáo dục phát triển với sự gia tăng của rất nhiều trường học, học viện, trung tâm đào tạo được cấp phép. Ngành giáo dục thậm chí còn được coi là “doanh nghiệp” khi có sự cạnh tranh giữa các trường đại học với nhau trong việc tuyển sinh và thu hút sinh viên. Có sự so sánh về cơ sở vật chất, chất lượng đào tạo, các hoạt động ngoài giờ… Và thậm chí, sự khác biệt được “cân đo” còn đến từ nhiều chi tiết rất nhỏ khác.
Dẫu biết rằng, một tấm bằng tốt nghiệp hay tờ chứng chỉ không thể nói lên hết về kiến thức của mỗi người. Nhưng quả thực, bằng tốt nghiệp hay giấy chứng nhận không đơn thuần chỉ là những mảnh giấy. Nó được coi là chìa khóa cho tương lai, giúp bạn chứng minh bản thân trước nhà tuyển dụng. Đồng thời, để nhà tuyển dụng biết rằng bạn có trình độ tốt và thực sự coi trọng sự nghiệp. Cầm tấm bằng trên tay, là sự ghi nhận thành quả của cả một quá trình học hành chăm chỉ. Một tấm bằng được in ấn đẹp, trên tờ giấy dày dặn, phẳng phiu sẽ càng khiến bạn tự hào.
Một mẫu giấy chứng nhận
Vì sao bằng tốt nghiệp nên được in trên giấy mỹ thuật?
Các trường quốc tế hoặc trường dân lập thường chú trọng nhiều về mặt hình thức. Không chỉ ở những lần xuất hiện trong các hoạt động quảng bá tuyển sinh, trong các sự kiện học thuật hay giải trí; mà còn cả ở việc lựa chọn giấy in phôi bằng hoặc giấy chứng nhận để trao cho sinh viên, học viên ở những buổi lễ tốt nghiệp ra trường.
Bằng tốt nghiệp có giá trị được cấu thành bởi nhiều yếu tố. Nó không chỉ được đánh giá một cách cảm tính dựa trên giá trị hoặc chất lượng của cơ sở đào tạo ban hành. Mà còn được xem xét một cách lý tính dựa trên sự khác biệt ở vẻ bề ngoài của chính nó. Thiết kế phôi bằng nên đơn giản, trình bày chỉn chu, với kiểu chữ phù hợp mục đích và vừa đủ nội dung cần thiết. Khung viền thiết kế không quá rườm rà, nhằm tránh gây nhiễu loạn phần thông tin hiển thị. Và quan trọng hơn cả là nằm ở khâu chọn giấy.
Những loại giấy thông thường sẽ rất đa dụng, có thể dùng được cho nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên, chúng quá mỏng hoặc quá “bình thường” để làm những ấn phẩm quan trọng. Và bằng tốt nghiệp hay giấy chứng nhận cũng vậy. Giấy mỹ thuật với các chủng loại và độ dày đa dạng sẽ mang cho bạn nhiều sự lựa chọn phong phú.
Bằng tốt nghiệp được xem như chìa khóa cho tương lai,
góp phần giúp bạn chứng minh bản thân trước nhà tuyển dụng
Tham khảo cách chọn giấy in bằng tốt nghiệp
Trước khi bạn bắt đầu in bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận, hãy nắm rõ các tùy chọn cơ bản để loại trừ và chọn ra loại giấy phù hợp nhất.
Bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận sẽ trông ổn với độ dày của định lượng từ 300gsm đến 350gsm. Bạn vẫn có thể sử dụng giấy có định lượng thấp hơn 300gsm. Nhưng hãy lưu ý, độ dày và độ cứng của giấy cũng sẽ giảm tỷ lệ thuận với định lượng.
Bề mặt giấy cũng là một yếu tố cần xem xét. Những loại giấy trơn nhẵn thường tương thích với mọi kỹ thuật in ấn từ đơn giản đến phức tạp. Nhưng những dòng giấy có bề mặt đặc thù như giấy gân sẽ để lại ấn tượng tốt hơn. Và với kỹ thuật in ấn hiện đại, cũng không quá khó để các nhà in có thể xử lý “trơn tru” những loại giấy này. Vậy nên bạn cũng đừng quá lo lắng!
Ngoài những tùy chọn trên, bạn cũng cần lưu ý về sắc độ của giấy nữa nhé! Cùng là màu trắng, nhưng độ trắng của giấy sẽ không hề giống nhau. Giấy quá sậm màu hoặc có những họa tiết mạnh sẽ gây ảnh hưởng đến những yếu tố đồ họa và màu sắc thiết kế. Do đó, những loại giấy có bề mặt gân phớt nhẹ như laid hoặc linen có thể giúp những tấm bằng hay tờ chứng nhận mang vẻ đẹp duyên dáng, thanh lịch mà vẫn không gây “áp đảo” thiết kế.
Tóm lại, những tấm bằng tốt nghiệp giá trị sẽ tạo cảm giác về một tổ chức có uy tín. Nó khiến người nhận cảm thấy sự trân trọng và tự hào với sự nỗ lực được thừa nhận.